1.1. Lý do chọn sáng kiến
Để
đáp ứng các nhu cầu thực tiễn, góp phần thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước thì
giáo dục đã và đang có những đổi mới. Việc đổi mới đó được thực hiện với
tất cả các cấp học. Đại hội Đảng lần thứ XII (2016), Đảng ta xác định một trong
những nhiệm vụ tổng quát có liên quan đến giáo dục và đào tạo là “Đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy
mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò
quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự
nghiệp đổi mới và phát triển đất nước”. Cùng với quan điểm phát triển giáo dục
và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển
mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất của người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực
tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Để tạo một bước chuyển mới trong giáo dục,
Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành Thông tư số
30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về Quy định đánh giá học sinh tiểu học; Thông
tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh
tiểu học nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Trong đó, nội dung rèn năng lực tự
phục vụ, tự quản là một trong những nội dung cần thiết trong đánh giá thường
xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh và là một trong những
căn cứ xét hoàn thành chương trình lớp học.
Kế thừa và phát huy những ưu điểm của
đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới. Đổi mới việc đánh giá thường
xuyên học sinh không dùng điểm số, thay vào đó học sinh nhận được những lời
nhận xét, động viên, phản hồi từ giáo viên về sản phẩm học tập, các câu trả lời
của các em,… và biện pháp để các em có hướng điều chỉnh nhằm vượt qua các khó
khăn trong học tập.
Tuy nhiên, trong thực tế năng lực tự phục
vụ, tự quản của học sinh chưa được thực hiện tốt, nhiều em còn phụ thuộc nhiều
vào bố mẹ, thầy cô, bạn bè; ý thức tự giác chưa cao, chưa chủ động thực hiện
công việc được giao; chưa mạnh dạn, tự tin trước tập thể để bộc lộ ý kiến của
mình,…
Nhằm góp phần thực hiện tốt việc đánh giá đúng chất lượng giáo dục học
sinh thông qua các
môn học và hoạt động giáo dục, tôi đã chọn đề tài: “Rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản
cho học sinh lớp 4”.
1.2. Điểm mới của sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm này tuy đã có nhiều đồng nghiệp nghiên cứu nhưng ở mỗi
vùng miền, mỗi trường học, mỗi lớp học có đối tượng học sinh, điều kiện học tập
khác nhau. Bản thân tôi căn cứ vào kinh nghiệm thực tế, chuyên đề về đổi mới
sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về đổi mới đánh giá học sinh, đổi mới phương
pháp dạy học áp dụng mô hình trường học mới.
Sáng kiến chủ yếu thể hiện:
+ Tìm hiểu thực trạng của việc tự phục vụ, tự quản của học sinh
+ Đề cập đến một số giải pháp cụ thể nhằm rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản
cho học sinh
...
Link tải file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI TẠI ĐÂY