I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong công cuộc xây dựng
đất nước, để đưa đất nước sánh ngang tầm với các nước tiên tiến ở khu vực cũng
như trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta
đã rất quan tâm đến giáo dục. Vì vậy, mà học sinh được giáo dục toàn
diện và được các cấp, các ngành, các tổ chức rất quan tâm.
Môn học Tự nhiên và Xã
hội cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về các sự vật - hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội và các mối quan hệ trong đời sống thực tế của con
người xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học như Toán, Tiếng Việt, môn Tự Nhiên và Xã Hội
trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân
cách toàn diện của con người. Có thể nói môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1 là nền
móng để các em học tốt các môn có liên quan đến tự nhiên và xã hội ở các lớp
cao hơn.
Để đáp ứng yêu cầu phát
triển của nền Giáo Dục nước nhà, chương trình giáo dục bậc Tiểu học đã thực
hiện đổi mới nội dung chương trình dạy học ở các lớp, các môn học nói chung và môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 nói riêng. Chương
trình đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp
với qui luật nhận thức của con người. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng.
Tuy nhiên môn Tự nhiên và
Xã hội chưa được sự quan tâm đúng mức của mọi người. Một số giáo viên và phụ
huynh có suy nghĩ rằng môn Tự nhiên và xã hội là “môn phụ” nên bị xem nhẹ. Do
vậy, chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình học môn này. Dẫn đến sự
tiếp thu kiến thức của học sinh cũng hời
hợt, hiệu quả giờ học chưa cao.
Là một giáo viên đang
trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để giúp các em yêu
thích môn học và tạo hứng thú cho các em khi học môn Tự nhiên và Xã hội? Từ đó
giúp các em nắm bắt kiến thức một cách chủ động, tích cực. Những băn khoăn trên
đã chính là lý do để tôi chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên
và xã hội ở lớp 1”.
II . MỤC ĐÍCH NGHIÊN
CỨU:
Môn Tự nhiên và Xã hội ở
lớp 1 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản đầu tiên về con người và sức
khỏe, các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội xung quanh cuộc sống của các
em. Muốn học sinh tiếp thu được các kiến thức đó thì cần tạo cho các em hứng
thú học tập. Từ đó các em tiếp thu bài học một cách nhanh nhất, nâng cao hiệu
quả dạy học. Kích thích tính độc lập chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội tri
thức, tạo không khí sôi nổi trong giờ học Tự nhiên và Xã hội.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU:
1. Phương pháp điều tra
thực nghiệm
2. Phương pháp đối chiếu
so sánh
3. Dạy thực nghiệm
4. Trao đổi, tọa đàm với
đồng nghiệp
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU :
- Chương trình Tự nhiên
và Xã hội lớp 1
- Các phương pháp áp dụng
vào dạy môn Tự nhiên và Xã hội.