1.1 Lý do chọn sáng kiến kinh
nghiệm:
Sức khỏe
là vốn quý của con người, năm 1946, trong “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác Hồ
viết: “… Mỗi
một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là
cả nước mạnh khỏe"… “Muốn
lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn giữ
sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục thể thao…”. Có thể nói, con người vốn quý nhất là sức
khỏe, để có sức khỏe tốt
thì cần phải tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đúng cách.
Cùng với
các môn học khác, giáo dục thể chất là một phần quan trọng trong hệ
giáo dục quốc dân, góp phần giáo dục con người phát triển
toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giáo dục thể chất là bồi dưỡng
thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện có đủ sức khoẻ dồi dào, thể chất cường
tráng, có cuộc sống vui
tươi; hình thành và phát triển con người toàn diện đó là: Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao
động và năng lực sáng tạo
nhằm hướng tới tương lai tươi sáng những con người lao động linh hoạt, sáng
tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng ngày đổi thay.
Trong những năm
qua, cùng với sự phát triển của các mặt trong đời sống xã hội, sự bùng nổ mạnh
mẽ trong việc phát triển thể thao phong trào, thể thao đỉnh cao lan rộng khắp
trong cộng đồng, trong đó có nhà trường. Các môn thể thao như: bóng đá, đá
cầu, cờ vua, điền kinh,
bơi lội... thường xuyên được tổ chức giao lưu thi đấu trong các
cơ quan, trường học và địa phương. Việc dạy học môn giáo dục thể chất và công
tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh năng khiếu TDTT trong trường tiểu học là một
nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục thể chất cho học sinh và nâng cao chất
lượng toàn diện trong nhà trường.
Hàng năm các trường tham gia nhiều giải thi đấu thể dục thể thao ở cấp cụm,
huyện, tỉnh và toàn quốc với nhiều môn, nhiều nội dung; yêu cầu thi đấu ngày càng cao. Chính vì vậy, để học sinh tham gia các giải
đấu đạt kết quả, thành tích cao thì nhiều giáo viên đã gặp khó khăn trong việc
tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp để bồi dưỡng cho học sinh,
các kĩ năng thì có nhiều
nhưng lại không phù hợp với đối tượng học sinh, chưa phù hợp với sự phát triển năng lực vận
động của các em. Qua quá trình dạy học, bồi dưỡng học sinh năng khiếu tôi đã tìm hiểu, ứng dụng và rút ra những
kinh nghiệm quý xin được chia sẽ cùng đồng nghiệp “Một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu thể dục thể thao ở trường
tiểu học”.
1. 2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng
kiến này đã có một số người nghiên cứu nhưng còn mang tính chung chung, chưa đi
sâu vào từng biện pháp cụ thể. Thấy được điều đó, bản thân tôi đã tập trung đưa ra một số biện pháp
nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu thể dục thể thao các môn đá
cầu, bóng bàn, điền kinh, bơi lội cho học sinh tiểu học nhằm:
- Đổi mới phương pháp tập luyện, bồi
dưỡng và nâng cao chất lượng, thành tích học sinh năng khiếu
TDTT tham gia giải thể thao các cấp.
-
Nâng cao sức khỏe, hoàn thiện khả năng vận động, gây hứng thú học tập cho học
sinh góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện.
- Phát huy được vai trò tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu những kiến thức, cũng như trong
tập luyện.
...
Link tải file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG