Tiểu học là bậc học mở đầu trong hệ thống giáo dục phổ thông, là bậc học nền móng của bậc Trung học cơ sở.Với mục tiêu ảnh hưởng đến sứ mệnh của nền tảng giáo dục được quy định ở khoản 2 điều 27 Luật Giáo dục năm 2005:“Giáo dục Tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.” Chúng ta có thể hiểu rằng việc xây dựng một nền móng chắc chắn, một bước đầu vững vàng là hành trang quan trọng hơn hết cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài đó.“Xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một”đó là đề tài mà bất kì một giáo viên chủ nhiệm lớp Một nào cũng muốn tìm hiểu.Tại sao lại như vậy? Bởi nề nếp học tập khoa học sẽ giúp cho việc học tập thuận lợi và đạt kết quả cao. Nếu nói Tiểu học là bậc học mở đầu trong hệ thống giáo dục phổ thông thì lớp Một chính là lớp học mở đầu trong hệ thống đó.
Lớp Một giữ vai trò đặc biệt quan trọng, bởi ở thời điểm này, các em bắt đầu vươn mình vào một “thế giới” mới, bắt đầu tập thích nghi với môi trường mới. Từ môi trường Mầm non vui chơi giữ vai trò chủ đạo, các hoạt động mang tính chất không bắt buộc, tính kỉ luật không đòi hỏi cao thì khi vào lớp Một các em mang trên mình nhiệm vụ của một học sinh thực thụ là học tập, các hoạt động mang tính chất bắt buộc theo nề nếp, đòi hỏi tính kỉ luật, khả năng tập trung cao, các em phải tập thích nghi với hàng loạt các thói quen trong học tập…Sự thay đổi này khiến các em gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tâm lí, thái độ dẫn đến tình trạng thụ động, rụt rè, ngại đến trường.
Vì vậy, việc chuẩn bị để giảm bớt những khó khăn cho các em trong thời gian đầu lớp Một không phải là việc chọn trường, lớp hay cho các em làm quen với đọc và viết mà điều quan trọng là phải chuẩn bị tâm lí cho các em, đặc biệt là việc xây dựng nề nếp, thói quen học tập ban đầu bởi nề nếp học tập khoa học là bước quan trọng ảnh hưởng đến cả quá trình học tập và phát triển sau này. Bất kì giáo viên nào được phân công chủ nhiệm và giảng dạy trực tiếp học sinh lớp Một cũng trăn trở về vấn đề rèn luyện đưa các em vào nề nếp học tập nhưng vẫn giữ được sự linh hoạt, sáng tạo của các em và làm thế nào để các em khởi động lớp Một với một tâm thế hào hứng, mong muốn đến trường, phát triển tự nhiên và tích cực. Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 1” để nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Cùng với những khó khăn của học sinh đầu cấp, cũng như những khó khăn của bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp Một trong việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh nhưng vẫn giữ được sự linh hoạt, sáng tạo, tích cực của học sinh, vẫn tạo được cho các em sự hứng thú khi đến lớp. Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
- Đưa ra những giải pháp để giải quyết khó khăn của bản thân cũng như mong muốn học hỏi, chia sẻ cùng đồng nghiệp để có thể có những kế hoạch xây dựng, rèn luyện nề nếp học tập cho học sinh lớp Một một cách cụ thể, phù hợp với tâm sinh lí học sinh.
- Tạo một môi trường học tập thân thiện cho học sinh khi mới bước vào lớp 1, trang bị cho các em hành trang vững chắc để thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, phát huy sự linh động, sáng tạo của các em và đặc biệt là tạo cho cá cem sự hứng thú và mong muốn được đến trường.
- Xây dựng một số nội dung phối hợp với tổ chức lớp, các giáo viên bộ môn và đặc biệt là với phụ huynh học sinh để thực hiện tốt việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh.
Link tải file đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG