1. Cơ sở lí luận
Lepton- Xtôi gọi âm nhạc là “ tốc ký của tình cảm”.
Nhạc sĩ kiêm nhà phê bình âm nhạc Xer - Cốp thì gọi nó là “ ngôn ngữ của tâm
hồn”, “ là lĩnh vực của tình cảm và những tâm trạng”, là “đời sống của tâm hồn
biểu hiện bằng âm thanh”.
Trong xã hội hiện nay, giáo dục thiếu niên nhi đồng
luôn là mối quan tâm của các quốc gia. Ở Việt Nam cũng vậy, mục tiêu giáo dục
chỉ rõ rằng: Nhằm đào tạo những con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Ngoài việc trang bị cho các em tri thức
khoa học thì vấn đề giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông không chỉ là
việc giảng dạy âm nhạc thuần túy mà thông qua âm nhạc còn tác động đến toàn bộ thế giới tư tưởng, tình cảm của học sinh- trước hết
là tình cảm thẩm mỹ, đạo đức và trí tuệ của các em.
Chính vì vậy, âm nhạc có tác dụng to lớn đối với giáo
dục nói chung và giáo dục trẻ thơ nói riêng. Nó là một phần quan trọng của
chiếc chìa khóa mở cửa những nhân cách con người xã
hội chủ nghĩa trong thời đại mới.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong chương
trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giáo dục Tiểu học nói riêng,
bộ môn Âm nhạc đã được xem là bộ môn không thể thiếu. Bởi, âm nhạc là một nhu
cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em được ca hát là được hoạt động để
nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh,
những lời ca tiếng hát, những giai điệu đẹp tác động vào cảm xúc của các em,
giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và sự sáng tạo.
Môn Âm nhạc Tiểu học được chia thành các phân môn: Học hát, Tập đọc nhạc, Phát triển khả năng nghe nhạc. Ở lớp 1, 2, 3 gồm 2 nội dung: Học hát và phát triển khả năng nghe nhạc, còn ở lớp 4, 5 gồm Học hát, Tập đọc nhạc và phát
triển khả năng nghe nhạc. Trong
đó Học hát là nội dung chủ yếu,
chiếm đa số thời lượng của chương trình Âm nhạc Tiểu học. Nó còn là sự tổng hợp
của các phân môn khác. Qua nội dung các bài hát và các hoạt động giúp học sinh
hình thành thói quen nhận xét sự vật, sự việc, diễn tả được cảm nhận của mình
về vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người, của vạn vật xung quanh từ đó thêm yêu
và trân trọng cuộc sống.
Là một giáo viên âm nhạc đã giảng dạy mười sáu năm,
tôi được tiếp xúc với tất cả các em học sinh, từ những em có năng khiếu đến
những em không có năng khiếu, từ những em thích học nhạc đến những em không
thích học nhạc, những em được bố mẹ, gia đình quan tâm tạo điều kiện học tập
đến những em không được quan tâm, tạo
điều kiện. Tôi luôn mong muốn các em dần phát triển và nâng cao hơn nữa khả
năng của mình. Vì thế tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những phương pháp giảng dạy phù
hợp với điều kiện và khả năng tiếp thu của học sinh để giờ học Âm nhạc thật
sinh động, hấp dẫn, giúp các em thể hiện khả năng và cảm xúc của mình thật hồn
nhiên, trong sáng, góp phần hình thành
và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
Thời lượng của tiết dạy Âm nhạc nói chung và tiết Âm
nhạc lớp 1 chỉ có 35- 40 phút – 1 tiết / tuần, trong đó nội dung chủ yếu chiếm
phần lớn thời gian là học hát . Vậy
làm thế nào để mỗi giờ học hát thực
sự có hiệu quả và lôi cuốn học sinh ? Là giáo viên chuyên trách môn Âm nhạc,
tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học,
bản thân có chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, tôi đã thường xuyên tự nghiên
cứu, tìm tòi, không ngừng học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp để xây
dựng những tiết dạy tốt. Những tiết dạy của tôi luôn được thanh tra chuyên môn phòng giáo dục quận Thanh Xuân, Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn đánh giá
cao.
Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu, áp
dụng và đưa ra :
“ Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 1”.
Link tải file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG