Bậc tiểu học nói chung và khối lớp một nói riêng, vấn đề giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho các em đó là cơ sở, là nền tảng ban đầu để học sinh tiếp tục học lên các lớp khác. Ngày nay nhà nước ta rất trọng việc giáo dục. Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong những năm gần đây đã tiến hành cải cách giáo dục, đầu tư cho giáo dục nhiều tiền của và công sức để tìm ra những biện pháp mới, những phương pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng dạy học lên một bước theo quá trình phát triển của xã hội. Song trong quá trình giảng dạy theo chương trình cải cách giáo dục của nền giáo dục nước nhà vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bât cập, một số vấn đề còn chưa giải quyết được.
Đặc biệt ở học sinh lớp một, các kĩ năng
nghe nói đọc viết của các em còn rất hạn chế. Mà ngôn ngữ là phương tiện giao
tiếp vô cùng quan trọng. Vì vậy, để giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc một cách
mạch lạc, trôi chảy, tôi mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi, rút kinh nghiệm qua nhiều
năm giảng dạy để viết lên đề tài này, nhằm góp phần nhỏ vào quá trình cải cách
giáo dục, nâng cao chất lượng học sinh
khối lớp một (người chủ tương lai của đất nước). Đáp ứng nguồn nhân lực kịp thời
theo yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước .
Trong công cuộc đổi mới giáo dục và thực hiện nghiêm túc chủ trương,
chính sách của đảng và nhà nước nói chung của ngành giáo dục nói riêng về việc
nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.Theo thống
kê trên toàn quốc nói chung và của các trường tiểu học nói riêng đã có biết bao
học sinh ở lại lớp và học sinh yếu kém ngồi nhầm chỗ. Học sinh bỏ học do quá yếu
không theo học được. Điều đó khiến tôi rất trăn trở làm thế nào để nâng cao chất
lượng học sinh yếu kém, giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp
1. Bởi lớp 1 là nền móng cho sự phát triển
của học sinh sau này, với lớp 1 điều
quan trọng nhất là đọc, viết được. Có đọc được tốt học sinh mới hiểu được nội
dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt được các môn học khác .Mà từ
xưa các nhà trường nói chung trường tiểu học. nói riêng chú trọng tổ chức bồi dưỡng
thêm cho học sinh giỏi mà chưa tổ chức phụ đạo riêng cho đối tượng học sinh yếu
kém chính vì lẽ đó bản thân mỗi giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp để phụ đạo
học sinh yếu của lớp mình . Vì vậy tôi đã chọn đề tài này.
...
Link tải file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG