Xây dựng nề nếp tự quản lớp học được xem là nội dung quan trọng trong việc đổi mới công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác cho học sinh. Mục đích của việc rèn nề nếp tự quản là nhằm nâng cao tính tự giác trong học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của tất cả học sinh trong lớp ở từng mảng công việc. Đồng thời giúp học sinh mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động, phong trào của trường, lớp.
Tính tự quản của học sinh được thực hiện vào những tiết sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, múa hát tập thể, tập thể dục giữa giờ, hoạt động học tập cá nhân, nhóm trên lớp. Có được nếp tự quản, tinh thần tập thể thì lớp mới tham gia sôi nổi và hoàn thành tốt các phong trào thi đua của Đội và của trường đề ra. Hiểu được vấn đề đó nên mỗi GVCN đều muốn có lớp mình một nề nếp tự quản tốt. Vậy làm thế nào để xây dựng một tập thể lớp có nề nếp tốt? Đó điều trăn trở đối với mỗi GVCN và bản thân tôi. Đây cũng là điều tôi muốn chia sẻ, trao đổi và học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp qua đề tài “ Một số biện pháp xây dựng nề nếp tự quản lớp học”
MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài là muốn làm sáng tỏ những vấn đề mà nội dung đề tài muốn nghiên cứu: Tìm hiểu về nề nếp lớp chủ nhiệm, làm sao để lớp có một nề nếp tự quản tốt. Kiểm nghiệm các giải pháp để thấy được hiệu quả các đề xuất được đưa ra.
Nghiên cứu thực trạng nề nếp tự quản lớp học của học sinh.
Tâm lí học sinh khi ở trường, ở nhà, khi tham gia học tập và các hoạt động khác.
Năng lực tự quản của mỗi học sinh.
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học thông qua tin thần, ý thức tự quản lớp học.
Trong quá trình nghiên cứu chọn đề tài, tôi đã sự dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp vấn đáp: Hỏi HS về nhu cầu học tập, sinh hoạt; hỏi GVCN các năm trước.
+ Phương pháp trải nghiệm: Thông qua thực tế giảng dạy, tổ chức các hoạt động trên lớp và ngoài giờ của bản thân, và dự giờ đồng nghiệp để tìm ra cái được, cái hạn chế và biện pháp khắc phục.
..
Link tải file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG