Ngày nay, xã hội ngày càng thay đổi, tân tiến hơn, hiện đại hơn, mọi nhu cầu vật chất đều được dạt đến tầm cao mới nên tâm lí chung của phụ huynh học sinh hiện nay đều muốn tạo mọi điểu kiện cho các em nhỏ phát triển một cách toàn vẹn về mọi mặt: cơ thể, trí óc, sức khoẻ, thẩm mĩ, thể lực,… Vấn đề giáo dục con cái chung cũng được thay đổi so với trước. Mỗi cách giáo dục có những ưu nhược điểm khác nhau, tuy nhiên để cho trẻ tự lực tìm tòi học, phát triển với bản năng, khả năng của mình vẫn chiếm lợi thế .
Trong ngành giáo dục của chúng ta cũng thế, theo lối dạy truyền thống là giáo viên sẽ chủ đạo trong mọi hoạt động dạy học trong một tiết học, đọc nói, khơi gợi mọi kiến thức, tìm tòi, đánh giá đặt các câu hỏi và chỉnh lại câu trả lời đã được giảng sẵn trước đó cho học sinh. Học sinh chỉ lắng nghe, ghi chép và hoàn toàn không có tương tác gì với giáo viên. Cách học như vậy khiến các em không thể ghi nhớ tại lớp, không thể tự tìm tòi hoặc tự giải đáp nhưng thắc mắc của chính bản thân các em. Những tiết học như vậy đôi khi mang lại sự nhàm chán và không thể ghi nhớ được kiến thức một cách lâu dài, không có sự hợp tác làm việc và hoạt động một cách tích cực sẽ khiến các mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa trò và trò không có sự tương tác với nhau, điều đó làm giảm đi chất lượng học tập của chính các em và cả sự phát triển về các kĩ năng cơ bản cần thiết. Chính vì vậy mà tôi đã quyết định tìm hiểu thêm về phương pháp dự án trong dạy học cho học sinh tiểu học.
PPDA được xem là một trong những PP dạy học tích cực. Phương pháp dạy và học tích cực. Giáo viên thường không truyền đạt hết kiến thức mình có đến với học sinh mà thông qua những dẫn dắt sơ khai sẽ kích thích học sinh tiếp tục tìm tòi và khám phá kiến thức đó. Cách dạy này đòi hỏi các giáo viên phải có bản lĩnh, chuyên môn tốt và cả sự nhiệt thành, hoạt động hết công suất trong quá trình giảng dạy. Phương pháp này lấy học sinh làm trọng tâm, đề cao tinh thần tự giác, tự lập, tự chủ của các em. Đó là cách học khá phổ biến của nước ngoài và họ luôn đề cao tính tự lập và sự đoàn kết, thống nhất khi làm việc theo nhóm.
Các em vẫn chưa có hướng đi nhất định, chưa có động lực nào tác động để các em tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu sâu về lịch sử oanh liệt, hùng tráng của dân ta, nước ta. Phần lớn lỗi lầm này là từ giáo viên, họ cần cập nhật mọi phương pháp dạy học để gây hứng thú học tập cho các em và đồng thời điểu quan trọng là giúp các em biết cách học và khắc ghi kiến thức một cách lâu dài và chắc chắn. Cần tạo cái nền để các em từ đó mà phát huy khả năng học tập cũng như khả năng tư duy của chính mình trong việc ghi nhớ môn học Lịch sử và các môn học khác. Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài này : “VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4 “
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc dạy học môn Lịch sử lớp 4 bằng phương pháp dự án.
- Đề xuất quy trình tổ chức phương pháp dự án trong dạy học môn Lịch sử lớp 4.
- Xây dựng các dự án trong chuyên đề dạy học môn Lịch sử lớp 4.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm phương pháp dạy học dự án trong dạy học môn Lịch sử lớp 4 trong một số trường Tiểu học hiện nay nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các dự án, quy trình đã đề xuất.
Link tải file đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG